Nhờ đâu Vietjet Air trở thành hãng hàng không có tiếng

Nhờ đâu Vietjet Air trở thành hãng hàng không có tiếng

Nhờ đâu Vietjet Air trở thành hãng hàng không có tiếng

Là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam, Vietjet Air sớm gây chú ý bởi hình ảnh một thương hiệu hàng không giá rẻ nhưng cũng vướng vào không ít lùm xùm, rắc rối. Vậy những điều ấy có thực sự là vũ khí lợi ích nhất giúp Vietjet khẳng định thương hiệu.

Thường xuyên bay trễ, sử dụng những hình ảnh có phần phản cảm để quảng cáo để PR, đánh bóng tên tuổi và mới đây nhất có lẽ là hình ảnh những cô người mẫu mặc bikini đón tiếp những người hùng của bóng đá Việt (đội tuyển U23 Việt Nam tại AFC Cup đầu năm 2018), chính là những lùm xùm mà Vietjet Air mắc phải. Những scandal này liên tục diễn ra kể từ ngày Vietjet Air xuất hiện, trong con mắt của nhiều người đó là chiêu bài PR đánh bóng tên tuổi của VietJet. Theo bạn những điều ấy có nằm trong chiến lược Marketing hết sức khôn ngoan của Vietjet hay không?

VIETJET - HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH MỘT ĐỐI THỦ XỨNG TẦM VỚI VIETNAM AIRLINE

Công ty Cổ Phần Hàng không Vietjet (Vietjet Aviation Joint Stock Company) thường được gọi dưới cái tên Vietjet Air là hang hàng không giá rẻ tư nhân tại Việt Nam có trụ siwr đặt tại thủ đô Hà Nội. Vietjet được thành lập từ 3 cổ đông chính: Tập đoàn T&C, Sovico Holdings, HD Bank (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Nhà TP Hồ Chí Minh) với vốn điều lệ 600 tỷ đồng, được cấp giấy phép hoạt động vào tháng 11 năm 2007. Vietjet dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2018 nhưng do giá xăng dầu tăng cao nên đã bị hoãn lại vào tháng 11 năm 2009. Trong năm 2009 và 2010, Sovico Holdings và Air Asia trở thành 2 cổ đông lớn nhất với số cổ phần lần lượt là 70 và 30%. Đến tháng 5 năm 2011, 90% cổ phần của Vietjet được ông Trần Minh Trung – một doanh nhân trẻ tuổi nổi tiếng ở khu vực phía nam mua lại và chuyển giao toàn bộ quyền điều hành cho bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Hiện tại bà Thảo vẫn đang nắm giữ vị trí CEO Vietjet Air.

nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

CEO VietJet Air - nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. Năm 2017, bà được tạp chí Forbes vinh danh là người phụ nữ quyền lực thứ 55 thế giới

Xem thêm : Chiến lược Marketing của VietJet Air - Có nên học tập hay không?

Vietjet và những con số ấn tượng

Vietjet Air hoạt động với đội bay 12 phi cơ, trên 22 tuyến đường bay nội địa và quốc tế. Tính đến hết tháng 6 năm 2017, Vietjet khai thác 73 đường bay trong nước và quốc tế, tăng 37,7% so với cùng kì năm trước và đạt 110,6% kế hoạch năm. Vietjet thực hiện 49,151 chuyến bay với độ tin cậy kỹ thuật là 99,55%, tỷ lệ đúng giờ đạt 85,7%

Thị trường vận tải hàng không Quý I năm 2018 tăng trưởng vượt bậc trên cả đường bay quốc tế và nội địa với tổng 16,6 triệu lượt khách. Đạt được ấn tượng nhất phải kể đến Công ty cổ phần Hàng không Vietjet (VJC), Tổng công ty hàng không Việt Nam (HVN) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) trong đó Vietnam Airlines có tổng doanh thu gấp đôi Vietjet Air. Trong 3 tháng đầu năm 2018, Vietjet thực hiện 28.830 chuyến bay, doanh thu đạt 12.560 tỷ đồng, tăng 146% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng của mảng vận chuyện hành khách, hoạt động phụ trợ. Doanh thu vận chuyển hành khách đạt 6,035 tỷ đồng tăng 52% sao với quý I/2017, vượt gần 10% kế hoạch do tăng cường đội tàu bay mới và mở thêm nhiều đường bay quốc tế.

doanh thu của VietNam Airline gấp đôi VietJet Air

Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của Vietjet lại cao hơn VietNam Airlines. Điều này thực sự không quá bất ngờ

không mấy bất ngờ khi lợi nhuận của VietJet cao hơn VietNam Airline

Thành lập Thai Vietjet Air

Ngày 26 tháng 6 năm 2013, Vietjet Air công bố thành lập Thai VietJet Air tại trung tâm hội nghị quốc gia Plaza Athenée, BangKok, chuyến bay đầu tiên được cất cánh vào ngày 29 tháng 3 năm 2015 và bắt đầu các chuyến bay quốc tế ngày 5 tháng 12 năm 2015

Thai VietJet Air - một bước đi đúng đắn của VietJet

Thai VietJet Air bay quốc tế từ ngày 5 tháng 12 năm 2014 bằng chuyến bay thuê chuyến từ sân bay Don Mueang đi sân bay Gaya Ấn Độ 

Với đà tăng trưởng như hiện nay, VietJet Air đang dần chiếm thị phần của VietNam Airline để trở thành hãng hàng không lớn nhất Việt Nam

PHÂN TÍCH SWOT

1. Strengths (Điểm mạnh)

  • Tiềm lực tài chính lớn, có đủ khả năng chịu rủi ro về tài chính và pháp luật
  • Đội bay mới, nhiều và phát triển mạnh
  • Máy bay mới, thời gian khai thác cao, không tốn nhiên liệu
  • Đội nhũ nhân viên đẹp, trẻ trung, nhiệt tình
  • Giá rẻ, nhiều chương trình khuyến mãi, đăng kí vé nhanh chóng, dễ dàng

2. Weaknesses (Điểm yếu)

  • Kinh nghiệm về ngành Dịch vụ hàng không, kinh nghiệm điều hành
  • Số lượng máy bay còn ít
  • Tuyến bay và thời gian còn ít
  • Hay vướng vào những rắc rối trì hoãn, gộp chuyến bay

phàn nàn của khách hàng về VietJet Air trên Facebook

Những lời quảng cáo khá gay gắt của khách hàng về việc VietJet hủy chuyến bay trên trang mạng xã hội nổi tiếng Facebook

3. Opportunities (Cơ hội)

  • Thị trường hàng không tiềm năng, sự phát triển và mở rộng của tầng lớp trung lưu hay trào lưu “xách vali lên và đi” của giới trẻ
  • Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
  • Công nghệ hiện đại, ứng dụng cao trong ngành dịch vụ khách hàng, dễ dàng đặt vé và thanh toán
  • Máy bay hiện đại: chất lượng tốt, hiệu quả, tiết kiệm chi phí

4. Threats (Thách thức)

  • Thị trường mở cửa dẫn tới cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn với sự gia nhập của nhiều hang hàng không nước ngoài
  • Giá nhiên liệu liên tục biến động
  • Nhu cầu khách hàng thường xuyên thay đổi
  • Chưa thu hút được phân khúc khách hàng có thu nhập cao
  • Thiên tai: bão, lũ, mưa,… ảnh hưởng đến chất lượng chuyến bay cũng như giờ cất cánh
  • Đối thủ cạnh tranh lớn: Vietnam Airlines, Jetstar, Air Asia,…

Xem thêm : Mẫu thiết kế web du lịch đẹp

Qua phân tích SWOT ta thấy rằng việc VietJet chú trọng xây dựng một thương hiệu “máy bay giá rẻ” là hoàn toàn hợp lý với hoàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên để đứng vững hơn trong thị trường hàng không, VietJet cũng cần quan tâm hơn đến chất lượng khách hàng cũng như đẩy mạnh các gói dịch vụ dành cho phân khúc hạng sang mà điều này VietJet cũng đang dần thực hiện

Những thành công mà VietJet Air có được ngày hôm nay phải kể đến sự góp sức của những lùm xùm về chất lượng chuyến bay cũng như cách mà VietJet quảng cáo thương hiệu bởi nhờ có điều đó mà thương hiệu của hãng hàng không giá rẻ này mới được định vị rõ nét nhất trong tâm trí khách hàng. Vậy chiến lược Marketing khác biệt nào đã được áp dụng để đưa VietJet sớm trở thành đối thủ đáng gờm nhất của VietNam Airline, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết tiếp theo nhé!

- Khánh Linh - BTV VIETADS -

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG TRỰC TUYẾN VIETADS

--------★★★--------

Địa chỉ : Số 243 Nguyễn Văn Linh - Lê Chân - Hải Phòng

Hotline : 0936.262.282 (Mr.Kiên) - 0968.262.282 (Ms.Nga)

Email : Info@vietads.net.vn

Tin đăng cùng chuyên mục

Chiến lược nào đưa VinMart trở thành chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam

VinMart nhanh chóng vươn lên trở thành chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam, đem lại khoản doanh thu đáng kể cho tập đoàn VinGroup chỉ sau bất động sản. Vậy điều gì đã làm cho VinMart ngày càng lớn mạnh mặc cho thời điểm mới ra mắt phải đối mặt với các ông lớn như Metro, Big C

Vincom - Dấu ấn lớn của người dân Việt

Nhắc đến VinGroup - một tập đoàn lớn mạnh, thành công trong nhiều lĩnh vực như: bất động sản, y tế, giáo dục,... người ta không thể không nhắc tới Vincom Retail (bất động sản thương mại, văn phòng) mà nổi tiếng nhất là quần thể trung tâm thương mại, vui chơi giải trí trong lòng đất lớn nhất châu Á VinCom Mega Mall RoyalCity

VinGroup - Những điều khiến người ta ngưỡng mộ

VinGroup không chỉ xứng đáng là một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam với chất lượng sản phẩm, dịch vụ hàng đầu, luôn tiên phong, dẫn dắt xu hướng tiêu dùng mà còn tạo động lực to lớn cho các doanh nghiệp start-up với slogan “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”